Tuesday 15 January 2013

Chuyện phòng the những ngày hè

Trong mùa hè, cùng với việc điều chỉnh nhiệt độ điều hòa thật phù hợp, bạn cũng nên hạn chế “mây mưa” khi cơ thể đang mệt mỏi. Điều đó là cần thiết giúp bạn tránh được những rủi ro nghiêm trọng trong sinh hoạt phòng the.

Mùa hè nóng bức, khiến cho cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi. “Chuyện phòng the” trong mùa này ít nhiều giảm sự mặn nồng so với bình thường. Mọi ham muốn của bạn sẽ giảm bởi những tác động từ bên ngoài. Và tình trạng “ngại yêu” vào mùa hè là một chuyện rất dễ hiểu.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng khi “chuyện phòng the” viên mãn (dù ở bất kỳ mùa nào đi chăng nữa). Cho nên, bạn cần có sự chuẩn bị thật chu đáo trong chuyện phòng the của mình. Những nhu cầu từ không gian phòng the, trang phục, nhiệt độ, tư thế phù hợp cho đến dinh dưỡng tốt cho ham muốn vào mùa nóng… đóng vai trò rất quan trọng. Sự chuẩn bị của bạn hoàn hảo, thì chất lượng trong đời sống tình dục của bạn càng được nâng cao. Và đây cũng được coi là những bí kíp cơ bản trong kiến thức về kỹ năng tình dục mà bạn và đối phương cần phải tìm hiểu.

Những lời khuyên sau đây của các chuyên gia về đời sống tình dục sẽ giúp bạn giảm bớt sự khó chịu, để mỗi cuộc “mây mưa” của bạn điều độ hơn trong mùa oi bức này nhé.


Không “yêu” khi mệt mỏi

Sẽ rất khó chịu nếu bạn toát mồ hôi khi “yêu”. Điều đó làm cho bạn cảm thấy không thoải mãi, cũng như kém tự tin với những hành động của mình. Bên cạnh việc để nhiệt độ điều hòa thật phù hợp, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục khi cơ thể đang mệt mỏi. Điều này sẽ tránh gây ra những rủi ro nghiêm trong trong sinh hoạt phòng the của bạn.

Tránh tình trạng mất nước

Mùa hè, nhiệt độ tăng cao, cơ thể của bạn có thể dễ bị mất nước, vì vậy, hãy bổ sung nước bằng cách ăn nhiều hoa quả và uống nước đều đặn. Điều này không chỉ giúp bạn có đủ nước nuôi dưỡng cơ thể, mà còn có tác dụng giải nhiệt, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Lượng nước được bổ sung trong ngày cũng rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tránh “bốc hỏa” trong người. Đặc biệt, nếu bạn ăn những trái cây không phù hợp có thể khiến cơ thể bạn không thích hợp và giảm sức khỏe để “yêu”.

Những hoạt động điều độ

Giao hợp sau khi thể dục vất vả dễ gặp phải những nguy cơ nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể cần được nghỉ ngơi thích hợp, sau đó tắm bằng nước ấm có pha nước muối loãng hoặc uống cốc sữa nóng. Tuyệt đối tránh tắm ngay với nước lạnh.

Không nên tắm nước lạnh sau khi “yêu”. Khi bạn vừa “yêu” xong, mất khá nhiều sức, nếu lao ngay vào tắm nước lạnh sẽ rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó tốt nhất, nên để cơ thể ra hết mồ hôi, cho phần lớn nhiệt lượng được phát tán ra ngoài trước khi tắm.

Sunday 13 January 2013

Tránh mâu thuẫn và sống hạnh phúc trong đại gia đình

Hiện nay, mô hình đại gia đình khá phổ biến ở nước ta. Nhiều người xem đó là niềm hạnh phúc khi được sống chung nhiều thế hệ, nhưng không ít người lại cho là phiền toái và luôn tìm cách thoát ra mối quan hệ mà theo họ, là “một cổ mấy tròng” hay “chín người mười ý, sao chiều cho xuể”…để có một cuộc sống tự do, không phải đụng chạm ai.

Đặc biệt, khi sống trong gia đình đa thế hệ, người phụ nữ thường đối diện với không ít khó khăn cùng những phát sinh “ngoài ý muốn” trong cách cư xử. Vì thế, nếu nàng dâu biết hài hòa các mối quan hệ, sống vị tha, biết nhẫn nhịn và ứng xử khéo léo…thì mới mong dung hoà được các mối quan hệ. Còn ngược lại, nếu có cách sống so đo, tính toán thiệt hơn sẽ dẫn đến nhiều bất hòa, mâu thuẫn, không chỉ với mọi người xung quanh mà còn làm hạnh phúc riêng của mình gặp sóng gió.

Ứng xử khéo léo trong 1 đại gia đình

Thiếu chia sẻ dễ gây bất đồng

Tuy biết gia đình chồng tương lai của mình đông anh chị em, nhưng Thúy Hằng vẫn chấp nhận việc sống chung vì suy nghĩ đơn giản “càng đông càng vui”. Xuất thân trong một gia đình khá giả nên với Hằng, chuyện muốn ra riêng hay tiếp tục sống chung chỉ là “chuyện nhỏ”. Trong khi đó, Mạnh, chồng cô lại là con trưởng trong nhà, sau anh là mấy cô em gái đang tuổi ăn học, còn ông bà nội của anh lại chỉ có Mạnh là cháu đích tôn nên anh luôn quan niệm, nếu có lấy vợ cũng phải làm tròn trách nhiệm người con, người cháu trưởng. Tuy nhiên, sau một thời gian sống chung trong đại gia đình, Hằng cảm thấy bực bội, tù túng mất tự do, lại bị các cô em chồng soi mói. Cô đòi chồng ra riêng nhưng Mạnh nhất quyết không chịu và cố gắng giải thích, thuyết phục vợ. Hằng bỏ ngoài tai những lời của chồng và cô còn đòi về nhà ba mẹ ruột sống. Mối quan hệ phức tạp trong gia đình ba thế hệ khiến Hằng càng lộ rõ tính nhỏ nhen, ích kỷ của mình. Có lần cãi nhau, cô đã lớn tiếng với chồng sẽ về nhà mình sống, còn nếu Mạnh không theo, xem như đường ai nấy đi, một cách vừa lên mặt với chồng vừa muốn thách thức với cha mẹ chồng. Lời lẽ xúc phạm của vợ khiến Mạnh không thể kềm lòng và anh đã nặng lời với vợ và đòi li hôn. Không ngờ, chính tính ích kỷ của Hằng đã làm cuộc hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ đứng trước nguy cơ tan vỡ.

Nhà nhiều thế hệ, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức trách nhiệm, biết quan tâm tôn trọng lẫn nhau để giữ không khí hòa thuận trong gia đình. Khi xảy ra bất đồng nên thẳng thắn trao đổi với đại gia đình để có sự cảm thông và chia sẻ lẫn nhau. Tránh tính ích kỷ, thái độ thờ ơ và lạnh nhạt vì tình yêu thương và sẻ chia luôn là chất keo bền chặt kết nối các thành viên trong gia đình. Đưa ra ý kiến của mình đúng lúc, hiểu được tính cách mỗi người là bạn đã vượt qua cửa ải khó nhất của nàng dâu trong gia đình nhiều thế hệ. Giá như Hằng có sự chuẩn bị tâm lý này từ sớm hẳn mối quan hệ giữa cô và nhà chồng nói chung không bị sứt mẻ và hạnh phúc của vợ chồng cô nói riêng vẫn luôn êm thấm, tốt đẹp.

Tìm tiếng nói chung

Vì mải lo công việc nên khi tuổi đã lớp Thúy mới gặp Hùng, đồng nghiệp cùng cơ quan. Những tính tốt của Hùng nhanh chóng chinh phục được Thúy và hơn thế, việc cùng sống chung với gia đình nhà chồng đông người cũng là quyết định “can đảm” của Thúy. Trong căn nhà nhỏ nhưng có bốn thế hệ cùng chung sống. Bà nội Hùng năm nay đã gần chín mươi, cách sinh hoạt và ăn uống của bà cụ cũng khác. Cha mẹ chồng đến tuổi nghỉ hưu, anh lớn của chồng cũng lấy vợ và có con nhỏ, sau Hùng còn hai cô em gái đang đi học. Một gia đình như vậy ắt không tránh khỏi những va chạm mâu thuẫn thường ngày nên cũng chẳng có gì lạ, từ những vấn đề như tài chánh, quan điểm sống, cách nuôi dạy con cái… Thời gian đầu sống ở nhà chồng, Thúy cảm thấy khó khăn nên nhiều lần cô cảm thấy vô cùng mệt mỏi và căng thẳng. Trước đây, quen sống trong không gian rộng rãi giờ đối mặt với cảnh sống chen chúc, chật chội, ra vào cả ngày chạm trán nhau, đôi lúc Thúy cũng cảm thấy chẳng mấy vui vẻ. Cũng vì thế mà không gian riêng tư của vợ chồng cô cũng hẹp dần, ngoài giờ làm việc ở cơ quan về đến nhà phải làm thêm biết bao nhiêu là việc. Dù muốn trốn cũng không được, vì như vậy lại càng khó coi hơn. Thật ra, việc nội trợ Thúy cũng không mấy giỏi giang nên thường cô chỉ phụ thêm với mẹ chồng. Có thời gian, cô vui đùa với đứa cháu nhỏ của chồng phần vì thích con nít phần muốn đỡ đần cho chị em bạn dâu có thêm thời gian làm việc khác. Đến cuối tuần, hai vợ chồng Thúy muốn dành thời gian bên nhau cũng…khó, vì hai cô em chồng thường rủ chị dâu đi mua sắm hay nhờ chỉ bảo dùm mấy bài tập khó. Không ít lần, Thúy tỏ vẻ bất mãn với chồng. Còn Hùng, thấy vợ mình được người trong nhà quyến luyến, anh cũng vui lây. Cũng vì vậy, Thúy tuy cằn nhằn chồng, nhưng ít nhiều cô vẫn cảm thấy vui khi nhìn khuôn mặt hạnh phúc của chồng mình. Mấy năm làm dâu nhà chồng, chưa ai lớn tiếng với cô. Ngược lại, Thúy còn được mọi thành viên nhà chồng xem trọng và yêu thương rất mực. Niềm hạnh phúc càng nhân đôi khi vợ chồng cô có con đầu lòng. Đến lúc này, Thúy mới thấm thía sự hòa thuận giữa mình và nhà chồng là…vô giá. Ai cũng quan tâm, yêu thương và chăm sóc con của vợ chồng cô bằng tất cả tấm lòng để vợ chồng cô yên tâm làm việc.

Khi xác định sẽ làm dâu trong gia đình nhiều thế hệ, bạn cần có cách sống mình vì mọi người để tạo sự gắn bó giữa đôi bên. Sống với ông bà, cha mẹ và những thành viên khác trong nhà chồng bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hay để từ đó, biết tổ chức tốt cuộc sống gia đình, biết sống tự lập và quan trọng hơn cả, biết sống có trách nhiệm, quan tâm cũng như chan hòa tình yêu thương giữa mình và mọi người xung quanh.

Wednesday 9 January 2013

Bí quyết để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng

Mỗi gia đình có một cách giải quyết những xung khắc hay mâu thuẫn một cách khác nhau. Theo phong tục Việt nam thường nhịn nhục, im lặng để gia đình được êm ấm, nhất là về phía các bà thường nghĩ tới các con, vì chúng mà phải chịu đựng một thời gian.

Dựa vào các cặp vợ chồng có kinh nghiệm về gia đình, các chuyên viên tâm lý, và các đôi vợ chồng còn trẻ. Sau đây là một số những đề nghị để giúp các bạn có thể áp dụng giải quyết mâu thuẫn xem sao.


A- Đối với những cuộc cãi vã nhỏ:

`Ngưng nói, đứng lên đi làm vườn, đi rửa xe, lau xe, đi bách bộ ra ngoài công viên, đi thể thao, đi chợ…sẽ giúp bạn quên hẳn những bực tức nhỏ, chẳng đáng gì và sinh hoạt lại bình thường.

B- Đối với những xung khắc lớn:

1- Đi thăm họ hàng: nội ngoại, anh chị em, (một thời gian ngắn)

Điều này nên làm, vì không sợ mang tiếng là mình đi bồ bịch với ai, lại có dịp đi thăm anh chị em nhà, vì cũng ít có dịp để đi thăm.

2- Gặp gỡ bạn bè: chia sẻ cho bớt những căng thẳng…:

Tới thăm bạn bè xa gần cho vui, về công việc làm ăn chẳng hạn, để quên những căng thẳng trong nhà, nhưng đừng nói xấu vợ chồng. Lâu lâu làm như thế sẽ tăng thêm tình bạn và bớt đi nỗi ưu phiền.

3- Đi sinh hoạt: đi đại hội, đi tĩnh tâm, đi học hỏi cuối tuần…:

Đây là những dịp rất tốt có lợi cho bạn được học hỏi nhiều điều, tu tâm , làm việc thiện nguyện về phục vụ cho gia đình tốt hơn.

4- Chọn thời gian: hai vợ chồng gặp nhau với thiện chí hòa hợp:

Sau thời gian ra ngoài, tâm hồn bình tĩnh sáng suốt, bạn tìm lúc thuận tiện cùng ngồi xuống nói chuyện với nhau, nhớ chú tâm lắng nghe người kia và đừng ngắt lời khi chồng hoặc vợ đang nói.

C- Những phương pháp giải quyết mâu thuẫn xung khắc:

1/ Đừng nói cho thoả lòng: sau đó xin lỗi, vì sẽ gây tổn thương cho vợ hoặc chồng. Vì có người nói ít, dè dặt, vậy bạn nên cẩn thận.

2/ Bình tĩnh, vui vẻ: nói vào thẳng đề tài đó, để giải quyết ôn hoà.

3/ Mở lối thoát cho nhau: đừng đay nghiến, nhắc đi nhắc lại lỗi lầm.

4/ Dùng lời thật ôn tồn: kính trọng nhau, ôn cố tri tân. Thẳng thắn và tỏ ra cao thượng, không ngờ vực, sẽ dễ giải quyết được vấn đề.

5/ Can đảm nhận lỗi: tỏ quyết tâm sửa lỗi bằng hành động cụ thể như tăng cường làm những vặt trong nhà: quét nhà, rửa chén, làm vườn, sửa sang nhà cửa, làm cho nhau những việc cần thiết khác…

6/ Nên để ý lặp lại những lời nói của nhau: để làm vừa lòng nhau.
Vì thế. Ca dao có câu:
Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về.
Vợ chồng là nghĩa già đời, ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn.
Chuyển kể có hai vợ chồng kia luôn luôn cãi nhau, lần này đang lúc gây cấn, kịch liệt, không bên nào chịu bên nào. Người chồng đề nghị với vợ: Bây giờ tôi đề nghị với bà lấy mỗi người một tờ giấy, viết ra những tật xấu của nhau. Người vợ đồng ý, rồi hai người ngồi xuống viết, người chồng viết được một câu rồi ngừng, trong khi người vợ viết liên tiếp, hình như cố tranh ý với chồng để kể tội xấu nhiều hơn.

Sau vài phút người vợ đã viết đầy giấy kể tội của chồng, tỏ ra vẻ đắc ý, vì đã viết được nhiều những lầm lỗi của chồng. Sau đó hai vợ chồng cùng trao cho nhau đọc. Khi nhìn vào tờ giấy của chồng, người vợ bỗng bàng hoàng xúc động, chị vội đòi lại tờ giấy của mình và muốn làm hòa ngay. Vì trong tờ giấy của chồng, bà chỉ đọc thấy có một câu: “Anh yêu Em !” Thánh Phaolô khuyên: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. (Côlôxê 3, 13)

Vẻ đẹp nhân tạo ảnh hưởng chuyện chăn gối vợ chồng

Ngày nay, tân trang vùng kín, nâng ngực, sửa mũi đã trở thành một trào lưu được nhiều chị em quan tâm. Nhất là những người đã đủ đầy về kinh tế, muốn đẹp hơn trong mắt chồng, sợ bị chồng chê, nên đã đầu tư tiền của đi “làm mới”. Điều đó gây ra không ít hệ lụy, mà ngay sau đó, chuyện gần gũi với chồng cũng xảy ra nhiều vấn đề cười ra nước mắt.


“Rộng”, “chật” đều khổ
Sau khi sinh hai đứa con, nay chúng đã lớn, muốn tự tin chiều chồng nên chị Ngọc Nga (ở khu tập thể Kim Liên, HN) đã nghĩ đến chuyện chỉnh sửa “cô bé” để lúc yêu chồng không có cảm giác quá rộng.

Có điều kiện kinh tế, chị Nga được bạn bè giới thiệu, lại được cô tiếp viên của thẩm mỹ viện rót mật vào tai nên đã giấu chồng đi thu nhỏ “cô bé”. Tất cả các công đoạn, chị chi ra hơn 30 triệu đồng và cảm thấy tự tin hơn.

Nhưng trong thời gian hậu phẫu thuật, phải nhịn chồng nên chị cũng phải dùng đủ mọi cách, kể cả cách giả vờ bị viêm để tránh lúc chồng đòi.

Hết thời gian kiêng, chị đã có thể chiều chồng thì gặp phải một rắc rối nghiêm trọng, đó là “cô bé” của chị bị thu hẹp quá nên không… vừa, khiến anh hí hoáy mãi mà không làm sao chen vào được.

Cũng giống chị Nga, chị Phương Thu (ở Hoàng Mai) sau khi sinh hai đứa con, cảm giác bộ phận thầm kín của mình không còn được như trước nên đã đi nhờ tư vấn phẫu thuật.

Kết quả là, nhìn về hình thức thì có “đẹp hơn, hẹp hơn, mới hơn” nhưng khi trở về chuyện chăn gối thì cả hai vợ chồng lại chẳng tìm được cảm giác thỏa mãn.

Điều đó không chỉ khiến Thu có cảm giác buồn chán vì mất tiền mà vẫn lĩnh tật, chồng chị còn nghi ngờ vợ ngoại tình nên mới sinh ra hờ hững.

Làm đẹp vất vả, đau dớn mà rồi chồng vẫn chê.
Anh ơi, xin nhẹ tay dùm!

Không chỉ những người phẫu thuật vùng kín mới gặp rắc rối khi gần chồng, mà cả các chị, các cô phẫu thuật nâng ngực, nâng mũi cũng lại bị chồng chê.

Trước tiên, phải kể đến cặp vợ chồng Thu Trang – Sỹ Duy (ở Tây Hồ), chị Trang vốn gầy gò, vòng một lép kẹp và ước muốn của chị là có một khuôn ngực nở nang để chồng đỡ chán.

Lần đầu anh Duy trông thấy vòng một của vợ được thay thế bằng khuôn ngực căng tròn lấp ló sau cổ áo thì rất hứng khởi. Nhưng khi “vào cuộc” rồi dù mặt ra vẻ hoan hỉ để chiều lòng vợ nhưng lòng anh lại nghĩ khác: “Nhìn ngon thế mà sờ vào cứ như như… ăn trộm, không dám mạnh tay”.

Rồi hình ảnh phản cảm, cả bầu ngực căng vồng lên trên thân hình gầy gò, cùng suy nghĩ “của giả ấy mà” cứ bám riết lấy anh và vô tình đè bẹp cảm hứng yêu đương.

Vì thế mà chuyện vợ chồng cũng chẳng được nồng nàn như trước khi chưa nâng ngực. Đó là chưa kể đến một lần, trong lần ngà ngà say anh có hơi mạnh tay với bầu ngực của vợ khiến nó trở nên méo mó, làm cô vợ phải đến thẩm mỹ viện nhờ nắn lại.

Từ đấy trở đi, người chồng luôn được nhắc nhở là phải nhẹ nhàng, nâng như nâng trứng kẻo sinh ra những tai nạn đáng tiếc cho bầu ngực nhân tạo.

Hàng trăm người chồng khác, không chỉ mất hứng vì… của giả mà họ còn mang nặng một nỗi ám ảnh vì những tác động của dao kéo khiến cho bầu ngực vợ không còn như trước.

Theo đó, những cảm giác thăng hoa cũng dần tan biến. Họ lại ước được trở về như trước đây, là có thế nào “dùng” thế đó. Không ít ông chồng, vì vợ tự ý đi nâng ngực, không nói trước với chồng, khiến anh tự ái vì vợ qua mặt.

Ai cũng có nhu cầu làm đẹp cho bản thân, nhưng đừng nghĩ rằng cứ thu nhỏ “cô bé” hay thổi phồng vòng một của mình là chồng sẽ mê đắm.

Tuesday 8 January 2013

Trăn trở chuyện về quê ăn Tết của các vợ chồng

Không thỏa thuận và lên kế hoạch trước, chuyện về ăn Tết ở quê nội hay ngoại, hoặc sẽ về quê nào trước đôi khi cũng khiến vợ chồng nảy sinh chuyện không vui, làm mất hòa khí gia đình trước thềm xuân.

Đối với những cặp vợ chồng sống xa quê, cụm từ “về quê ăn Tết” trở nên hết sức quan trọng và ý nghĩa. Đây là thời điểm lý tưởng để mọi thành viên trong gian đình sum họp, vui vầy sau một năm xa cách; là dịp để con cái thể hiện đạo lý, nghĩa vụ hay bày tỏ tình cảm với người thân. Tuy nhiên, không ít cặp vợ chồng còn bất đồng trong việc chọn đón xuân ở quê vợ hay quê chồng, thậm chí họ đã đẩy vấn đề trở nên nghiêm trọng, để rồi đón một cái Tết kém vui.


Bước ngoặt mới

Thường từ sau Tết trung thu, anh Hưng kỹ sư xây dựng, Q.5 đã “lên lịch” cho cả nhà về quê nội ở Nghệ An ăn Tết. Là con trai cả trong gia đình nên việc về quê sum họp cùng bố mẹ trở nên rất quan trọng với anh. Lập gia đình được 8 năm, nhưng anh chỉ dành một năm về quê vợ, vì điều này mà cứ “đến hẹn lại lên”, hai vợ chồng lại lục đục. Anh Hưng cho rằng, chỉ có dịp Tết là vợ mới thể hiện việc “làm dâu”. Vợ anh lại là dâu trưởng nên càng không thể vắng mặt. Vì thế, năm nào anh cũng thuyết phục vợ về Nghệ An quê chồng. Trong khi đó, vợ anh than thở chồng coi nhẹ gia đình nhà vợ, khi mà ba mẹ vợ cũng ngóng chờ con cái về quê dịp Tết, chưa kể đã nhiều năm chị không đón xuân cùng ba mẹ ruột, nên Tết năm rồi chị quyết “đường ai nấy đi”. Chị sẽ đưa các con về quê ngoại ở Quy Nhơn, còn anh về Nghệ An, coi như… huề!

Khi thấy con trai tay xách nách mang linh kỉnh quà Tết mà chẳng thấy dâu và cháu nội, bộ mẹ trách anh Hưng không biết “dạy vợ”, trách con dâu hờ hững với gia đình chồng, dù trước đó vợ anh Hưng đã gọi điện xin phép bố mẹ vì sự vắng mặt của mình. Đoán biết phản ứng của bố mẹ, nên suốt hành trình về quê, anh Hưng đã nghĩ ra nhiều cách để nói “đỡ” cho vợ, ràng đã lâu vợ con chưa được về quê ăn Tết cùng ba mẹ ruột, lẽ ra Tết này con cũng phải về quê thăm ba mẹ vợ vì nay ông bà hay đau ốm luôn… Thật ra, những lời trách móc của vợ không phải không có lý, vì đâu phải con trai mới bày tỏ trách nhiệm, hiếu thảo với ba mẹ. Nếu vợ có trách nhiệm “làm dâu”, thì anh cũng phải có nghĩa vụ “làm rể”. Nghĩ thế, anh không ngại nói lên quan điểm của mình với bố mẹ, đồng thời lên kế hoạch ăn sau sẽ ăn Tết ở quê vợ, và những năm tiếp theo cứ luân phiên thay đổi địa điểm, mới gọi là công bằng.

Ban đầu, mẹ anh Hưng có vẻ sốc với những lời tuyên bố của con trai, nhưng qua phần giãi bày nghe có vẻ hợp lý hợp tình, bà có phần nguôi ngoai, mới thôi trách con dâu. Lúc đó, anh Hưng cả thấy nhẹ nhõm trong lòng, anh liền tục gọi điện cho vợ con, thông báo “tin vui” về kế hoạch ăn tết cho những năm sau. Xem ra, cái Tết “chia cắt” của vợ chồng anh Hưng đã tạo ra một “bước ngoặt” mới: bố mẹ thông cảm cho con cái, vợ chồng hiểu nhau nhiều hơn. Nhờ thế mà chuyện “về quê ăn Tết” của vợ chồng anh đã không còn là vấn đề nan giải nữa.

Hóa giải khó khăn

Đón cái Tết đầu tiên ở quê chồng, chị Vân (nhân viên một công ty truyền thông ở Q.3) không khỏi hồi hộp, lo lắng. Trước đó, chị đã lên mạng tìm hiểu về văn hóa ẩm thực, các thức sinh hoạt của người miền Trung quê chồng để tránh sự bỡ ngỡ. Từ khi về nhà chồng ăn Tết, chị đã được mẹ chồng “huấn luyện” chuyện bếp núc, phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa, mua sắm,… Dù bận bịu, nhưng chị cảm thấy rất vui, vì tuy còn vụng về, nhưng mẹ chồng không chê trách. Khi con dâu đã quen với công việc, mẹ chồng bằng đầu “khoán trắng” chuyện nhà. Sáng mùng một, mẹ chồng đi chùa cùng mấy người bạn, chị Vân ở nhà vừa tiếp khách, vừa lo dọn dẹp, chuẩn bị cơm trưa cúng tổ tiên, ông bà. Chị “xây xẩm mặt mày” vì nhà lúc nào cũng đông khác, nào là bạn bè của em chồng, nào là bà con họ hàng, hay đối tác làm ăn của ba chồng… Xót vợ, sáng mồng hai, chồng chị Vân lên kế hoạch mời cả nhà cùng đi ăn sáng, rồi chọn địa điểm vui chơi, sau đó đi thăm nhà bà con cô bác. Ba mẹ chồng ngạc nhiên vì sự “phá lệ” của con trai, nhưng bằng sự thuyết phục của các con, cuối cùng cả nhà cùng “xung trận”.

Để vợ thoải mái và có thời gian nghỉ ngơi, chồng chị Vân cũng lăng xăng vào bếp, anh còn ý tứ chia việc cho mẹ và em gái. Đến lúc này, mẹ đoán biết “ý đồ” của con trai nhưng thương con thì phải thương dâu, những ngày còn lại bà “bao sân” chuyện nhà, con dâu chỉ là “phụ tá”. Với chị Vân, những ngày đón Tết ở quê chồng, chị đã có thật nhiều kỉ niệm, học hỏi được nhiều điều, biết thêm được nhiều thứ và nhất là rất cảm ơn chồng, vì anh đã “cứu” chị những “bàn thua khó đỡ!”.

Khó ở lòng người

Ngày Tết là dịp sum họp gia đình một cách trọn vẹn nhất. Con cháu xa gần đề tề tự về nhà, có cơ hội gắn kết tình thân, cùng nhau thể hiện trách nhiệm, báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, bố mẹ. Tuy nhiên, với những cặp vợ chồng “hai, ba quê”, việc chọn nơi ăn Tết là một quyết định nhạy cảm, vì ai cũng muốn được vui xuân ngay tại quê hương mình. Không ít những bà mẹ chồng vốn nặng tư tưởng cũ, hay những người chồng có tính gia trưởng, sẽ gây áp lực cho con dâu, cho vợ trong việc chọn quê nào đón xuân.

Với họ, con dâu phải “trực chiến” 100% tại nhà chồng, mới gọi là tròn bổn phận. Vì thế, dù rất muốn thể hiện trách nhiệm làm dâu ngày Tết, muốn vợ chồng, con cái vui vầy bên ông bà, bố mẹ, nhưng không ít nàng dâu rất ngại đón Tết ở quê chồng. Họ cảm nhận một cái Tết không thoải mái, thiếu thời gian nghỉ ngơi, mà có khi chẳng được lòng mẹ chồng. Hay chỉ cần một năm vắng mặt, lập tức bị chỉ trích. Trong khi đó, bố mẹ vợ không đòi hỏi gì ở con rể, vì bản thân họ cũng ý thức chuyện con gái mình về làm dâu là phải “nhập gia tùy tục”, thậm chí là… con người ta. Từ suy nghĩ đó, cũng đã vô tình làm “lệch cán cân” sum vầy, hiếu đạo khi Tết đến, xuân về.

Monday 7 January 2013

Hạnh phúc ngay trước mắt...

Chúng ta thường hỏi nhau rằng con đường nào sẽ đi đến hạnh phúc? Chúng ta luôn tìm kiếm và đi suốt chặn đường dài để tìm đến cái gọi là hạnh phúc. Có bao giờ ta tự hỏi rằng hạnh phúc đang ở nơi đâu trên con đường đó. Ở giữa con đường, cuối con đường hay ở một nơi nào đó trên con đường đó. Hạnh phúc không xa vời cũng không ở điểm cuối con đường mà hạnh phúc chính là con đường ta đi.

Chúng ta luôn quan niệm rằng hạnh phúc ở phía trước,vì theo một ý nghĩ nào đó hạnh phúc là ở tương lai. Hạnh phúc luôn xa vời nói đúng hơn hạnh phúc rất xa tầm tay.

Nhưng không, hạnh phúc chính là hiện tại, chưa lúc nào bạn hạnh phúc như bây giờ vì thật sự bây giờ bạn không hạnh phúc thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc. Cuộc sống của bạn luôn đầy những chông gai và thử thách. Nếu cứ tìm kiếm thì đến cuối cuộc đời bạn sẽ tiếc nuối rất nhiều. Tốt hơn hết là ngay bây giờ bạn hãy chấp nhận và tận hưởng hạnh phúc của chính mình.

Đơn giản, một cậu bé hai tuổi bảo rằng "hạnh phúc là khi con lớn lên và làm ra tiền", đến khi lớn lên cậu bé lại bảo "hạnh phúc là khi có một gia đình" rồi lại bảo "hạnh phúc là khi có một cậu con trai kháo khĩnh".., suốt con đường đi chưa bao giờ con người thỏa mãn với hiện tại chưa bao giờ con người chấp nhận dừng lại để cảm nhận được rằng mình đang rất hạnh phúc.


Họ mệt nhoài với cuộc hành trình trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Đến cuối cuộc đời họ vẫn không tìm thấy cái gọi là hạnh phúc.

Tôi lặng ngồi nghe một cụ già tâm sự. "Suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc của cuộc đời mình,lúc còn đi học tôi không học giỏi, khi tôi vào đại học tôi cũng chẳng có gì nổi bật giữa cái môi trường to lớn đó, đến khi tôi lấy vợ tôi cũng chẳng mấy tự hào, và bây giờ tôi vẫn chỉ là một cụ già không gì nổi bật không để lại gì cho đời". Tôi khẻ mĩm cười hỏi cụ già rằng, khi cụ là học sinh cụ có cảm thấy vui khi cuộc sống lạc quan không lo nghĩ. Khi cụ đậu vào đại học cụ có cảm thấy hạnh phúc và tự hào về mình. Khi cụ lấy vợ cụ có thấy hạnh phúc với một gia đình của cụ. Rồi khi cụ có được người con trai đầu lòng cụ có hạnh phúc không? Rồi bây giờ khi cụ ngồi đây nói chuyện với cháu và không còn lo nghĩ về miếng ăn miếng ngủ nữa cụ có hạnh phúc không?

Sự thật là "không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc là con đường".

Hãy trân trọng từng giây từng phút bạn đang có, trân trọng những gì bên cạnh bạn, những gì bạn thấy trên con đường đó.

Đừng bao giờ đợi đến khi bạn được sinh ra một lần nữa mới hiểu được rằng chẳng có bao giờ bạn hạnh phúc như lúc này.

"Hạnh phúc là một quá trình", không phải là điểm cuối cùng cũng chẳng phải là nơi cuộc đời mình dừng lại. Đừng bao giờ tìm kiếm những gì quá xa vời, đừng bao giờ xem hạnh phúc quá xa tầm tai, vì hạnh phúc không ở tương lai cũng chẳng phải là thứ gì quá mờ ảo hạnh phúc chính là đây là hiện tại là "con đường" chúng ta đang đi.

Sunday 6 January 2013

Bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc vợ chồng

Nếu bạn đã đặt mục tiêu nuôi dưỡng mối quan hệ vợ chồng trong năm tới gắn bó hơn, thắm thiết hơn, hãy tham khảo những bí quyết sau của các cặp đôi hạnh phúc.

Khi gặp khó khăn, họ không lôi bố mẹ vào

Th.S Judith Wallerstein, nhà nghiên cứu nền tảng gia đình tại San Francisco cho rằng, nhiệm vụ đầu tiên mà mọi cặp vợ chồng trẻ cần đối mặt là hoàn toàn độc lập khỏi cha mẹ mình. Điều đó không có nghĩa họ không nên về nhà cha mẹ vào những kỳ nghỉ lễ, song nếu có sự mâu thuẫn trong việc có nên sinh đứa con thứ hai không hay chuyển chỗ ở vì công việc mới... các cặp vợ chồng nên ngồi bàn bạc với nhau trước khi đi “mách” với bố mẹ hai bên.

Judith dí dỏm nói: “Bạn không thể tưởng tượng được bao nhiêu người có hôn nhân tan vỡ đã phàn nàn với tôi “cô ấy chẳng bao giờ là của tôi cả” hay “anh ấy lúc nào cũng đặt mẹ lên trên hết” đâu”.

Họ không tính toán việc nhà



Hẳn nhiên phụ nữ luôn là người phải quán xuyến việc nhà, việc nuôi dạy các con hơn so với đức ông chồng. Hầu hết các cặp đôi đều nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu họ chia sẻ việc nhà 50-50, song khi bạn tính toán từng lượt rửa bát, thay tã cho con v.v. thì sẽ là lúc hôn nhân rơi vào rắc rối.

Thực tế, để có cuộc hôn nhân hạnh phúc, các cặp đôi không sòng phẳng việc nhà, đơn giản là nỗ lực thêm đến 150% để hỗ trợ lẫn nhau, họ cho đi tất cả những gì mình có thể.

Họ không bao giờ mất đi sự hài hước

Khiếu hài hước chính là chiếc chìa khóa màu nhiệm giữ cho các cặp đôi luôn ở bên nhau. Khi vợ chồng không còn cười nổi với nhau, đó là lúc cho thấy hai tâm hồn đã rời xa khỏi mối quan hệ, hôn nhân đối mặt với khó khăn. Song nhớ rằng, những cặp đôi vui vẻ không bao giờ nói móc nhau để làm trò đùa, họ biết rõ điều gì nên và điều gì không nên.

Họ ăn mừng vì những lý do không giống ai



Ăn mừng kỷ niệm ngày cưới là chuyện quá thường. Ngày cưới đâu phải cột mốc đáng nhớ duy nhất trong đời sống hôn nhân. Sẽ gắn bó hơn nếu vợ chồng kỷ niệm những ngày có tính chất riêng tư hơn, chỉ hai người biết rõ là nó có ý nghĩa, ví dụ lần đầu đi du lịch cùng nhau, lần đầu trao nhau nụ hôn hay lần đầu tiên phát hiện ra que thử thai đã hiện lên 2 vạch.

Họ có tiền để dành cho những thú vui

Mọi cặp vợ chồng đều có nhiều việc phải lo toan, những hóa đơn đến ngày cần trả... Song theo ý kiến GS. tâm thần học Scott Haltzman từ ĐH Brown (Mỹ), tác giả cuốn “Bí mật hạnh phúc của người có gia đình” (The Secrets of Happily Married Men), thì bên ngoài các khoản phải chi tiêu, các cặp vợ chồng rất cần có một khoản nhàn rỗi để dành cho những dịp nuông chiều bản thân. Khoản ấy, dù bạn có chi tiêu cũng không ảnh hưởng đến ngân sách gia đình, một khoản riêng nho nhỏ đủ cho những kế hoạch đi chơi cuối tuần, mua một chai sâm-panh cùng nhâm nhi hay mua cặp vé đến buổi hòa nhạc mà bạn luôn ao ước.

Họ có “mật mã tình nhân”

Khi hai người có thể giao tiếp với nhau theo một cách riêng mà người ngoài không thể “đọc” nổi, điều đó chứng tỏ các bạn rất hiểu nhau. Thử hình dung hai người đang trong một buổi họp mặt buồn chán, bạn rất muốn rời đi mà không làm tổn thương cảm xúc của mọi người có mặt, một cái nhìn thật thẳng vào nửa kia, kèm theo cái nhướn mày cực nhanh trong giây lát, đủ để mỗi người ấy hiểu thông điệp “hãy đưa em ra khỏi đây”. Rất khó thực hiện đấy, nhưng khi làm được, bạn sẽ cảm nhận hết sự thú vị.